Hiện tượng trẻ bị lắc đầu ở trẻ là một hiện tượng xảy ra khá nhiều ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có rất nhiều mẹ “phát hoảng” về hiện tượng này. Để các mẹ có thể hiểu rõ hơn về hiện tượng này, thì các mẹ hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời ngay thôi nào!
Hiện tượng bị lắc đầu khi ngủ ở trẻ nhỏ và những điều mẹ nên biết
Khi trẻ sơ sinh ngủ, với một số trường hợp thì thường xảy ra hiện tượng lắc đầu, có nhiều ý kiến cho rằng, hiện tượng này xảy ra đối với trẻ bị thiếu canxi. Tuy nhiên, có phải đó là trẻ bị thiếu canxi, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Trẻ ngủ hay lắc đầu - Một dạng của rối loạn vận động nhịp nhàng
Hiện tượng trẻ ngủ thường bị lắc đầu là hiện tượng rối loạn vận động nhịp nhàng là hiện tượng trẻ xuất hiện các cử động nhịp nhàng lặp đi lặp lại và thường xảy ra trước và trong lúc bé đang ngủ. Rối loạn vận động ở trẻ thường dưới các dạng đập đầu, lắc đầu, đung đưa toàn thân, lăn người, đập chân,…
Nghe có vẻ nguy hiểm nhưng các mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé, bởi đây là một hiện tượng không gây hại gì cho bé nếu bé vẫn phát triển khỏe mạnh và lắc đầu chỉ xuất hiện vào giờ ngủ trưa hoặc ban đêm. Vì đây được coi là cách để trẻ tự ru mình vào trong giấc ngủ.
Trẻ trong độ tuổi nào thường hay mắc phải triệu chứng này?
Tình trạng này thường gặp ở những bé từ 6 – 9 tháng tuổi (chiếm tới 66%) và tự mất đi khi lớn lên, chỉ còn 5% ở trẻ 5 tuổi. Tuy nhiên, vẫn có một phần rất nhỏ tiếp tục duy trì các cử động này cho tới khi 13 tuổi.
Trong một số trường hợp, nếu mẹ thấy bé lắc đầu liên tục kèm theo các biểu hiện không giao tiếp bằng ánh mặt, cử chỉ, kháng cự với những hành động ôm, hôn, quá nhạy cảm, chậm nói,… thì có nguy cơ trẻ bị tự kỷ, chậm phát triển tinh thần, mẹ cần đưa bé đi khám ngay nhé.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng gây ra hiện tượng lắc đầu ở trẻ
+ Sự giải tỏa căng thẳng:
Theo một số công trình nghiên cứu kết luận rằng, sự xuất hiện các cử động là do bé muốn giảm bớt căng thẳng và những đau đớn về mọc răng, đau tai.
+ Giải tỏa năng lượng dư thừa:
Cũng có các nhà khoa học lại đưa ra quan điểm, rối loạn vận động xảy ra vào ban đêm chính là cách mà bé muốn giải tỏa năng lượng dư thừa để chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.
+ Bé tự ru ngủ:
Khi lắc lư đầu, cơ quan tiền đình của bé sẽ được kích thích, nhờ vậy “đi vào giấc mộng” dễ dàng hơn. Nguyên nhân này cũng giải thích cho lý do tại sao sau khi mẹ đung đưa bé lại ngủ mau hơn.
Khi trẻ gặp phải hiện tượng này, mẹ nên làm gì?
1.Tuyệt đối không ngăn cản bé:
Cha mẹ cần nhận thức rằng lắc đầu, đập đầu hay đung đưa người là những hoạt động bình thường mà một số trẻ thực hiện để đưa mình vào giấc ngủ. Phần lớn trẻ sẽ thoát khỏi tình trạng này khi được 6 tuổi.
Tuy nhiên, rối loạn vận động nhịp nhàng có thể trở thành thói quen lâu dài nếu cha mẹ quan tâm quá mức hoặc tìm cách ngăn cản con. Hãy dành nhiều thời gian chơi đùa với con vào ban ngày và phớt lờ hành vi này vào ban đêm.
2. Hãy giảm căng thẳng cho con:
Một số rối loạn vận động nhịp nhàng vào ban đêm là dấu hiệu chỉ điểm cho nhu cầu cần được quan tâm hơn vào ban ngày của bé. Hãy dành nhiều thời gian âu yếm con, cho con cơ hội thể hiện và giải tỏa các lo lắng, lấy lại sự tự tin.
3. Hãy tìm giải pháp tiêu thụ cho năng lượng dư thừa:
Các mẹ cũng nên tăng thời gian cho bé chơi đùa ngoài trời, cho bé chơi trò ném bóng, nhảy dây… Tích cực tiêu hao năng lượng lúc ban ngày có thể làm giảm một phần các triệu chứng về đêm.
Thêm vào đó, các mẹ cũng nên tạo các hoạt động nhịp nhàng: lắc nôi, đu võng, cho bé ngồi ghế xích đu, ngồi bập bênh, chơi các trò vỗ tay, kéo cưa lừa xẻ, dung dăng dung dẻ, cưỡi ngựa, đu quay hay đi đều bước theo nhịp trống.
4. Hãy để trẻ thư giãn với âm nhạc:
Việc cho bé nhảy múa theo điệu nhạc vào ban ngày để giải tỏa năng lượng và mở nhạc nhẹ nhàng có nhịp điệu rõ ràng vào buổi tối để giúp bé thư giãn.
Một số cha mẹ thấy rằng việc đặt một chiếc đồng hồ kêu tích tắc đều đặn trong phòng nhằm thu hút sự chú ý của bé cũng làm giảm được các hoạt động nhịp nhàng về đêm.
5. Tránh xáo trộn trước giờ đi ngủ:
Thay vào đó, các mẹ nên duy trì đều đặn các công việc quen thuộc trước giờ đi ngủ, dành thời gian âu yếm con lúc này cũng là cách tốt để giúp trẻ thư giãn.
0 comments:
Post a Comment