Dùng rượu lau người để hạ sốt cho trẻ có thể làm giãn nở các mạch máu, gây tình trạng dị ứng, thậm chí là ngộ độc rượu.
Khi con bị sốt, việc đầu tiên mà các bậc phụ huynh nghĩ tới đó là hạ sốt bằng mọi cách, trà gừng hoặc thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dùng thuốc hạ sốt chưa chắc đã tốt cho trẻ mà còn gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm.
Dưới đây là một số sai lầm khi hạ sốt cho trẻ cha mẹ cần lưu ý:
Dùng cảm giác của mình để quyết định bệnh tật của con
Khi trẻ bị sốt cha mẹ thường không đo nhiệt độ mà tự xác định bằng các giác cảm của mình. Mẹ cho rằng nếu trán nóng nghĩa là con bị sốt. Một số người lại cho rằng nhiệt độ cơ thể trẻ ở mức 37 độ hoặc 38,5 là trẻ bị sốt.
Thực tế những quan niệm, kinh nghiệm truyền miệng của mẹ không phải lúc nào cũng đúng. Sốt là một trạng thái vật lý khi nhiệt độ cơ thể tăng lên vượt quá nhiệt độ chuẩn. Trẻ được coi là bị sốt khi nhiệt độ trong miệng là trên 37,5 độ C, ở nách là trên 37,2.
Cho con uống aspirin
Đây là cách điều trị sốt nguy hiểm nhưng lại được nhiều phụ huynh sử dụng. Aspirin là thuốc viên thông thường có khả năng hạ nhiệt và giảm đau. Tuy nhiên, thuốc này có nhiều tác dụng phụ: gây viêm loét dạ dày, gây ra các triệu chứng hô hấp, hại thận của trẻ.
Hạ sốt bằng gạc lạnh
Một số mẹ hạ sốt cho con bằng cách sử dụng gạc lạnh hoặc hai chiếc khăn lạnh đặt hai bên nách trẻ nhưng đây là cách làm nguy hiểm có thể gây bỏng lạnh hoặc suy hô hấp ở trẻ em. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên dùng gạc lạnh để hạ sốt cho trẻ, thậm chí là dùng ở trán. Nếu muốn dùng gạc lạnh, mẹ phải áp dụng lên toàn bộ cơ thể trẻ, tuy nhiên liệu pháp này rất khó thực hiện.
Dùng thuốc tùy tiện
Rất nhiều bà mẹ hạ sốt cho con bằng bất kì loại thuốc nào mà không cần bác sĩ kê toa, cách này cực kì nguy hiểm có thể gây các biến chứng như viêm phổi nặng, viêm tiểu phế quản.
Trùm kín chăn, mặc nhiều quần áo
Rất nhiều mẹ cho rằng, khi bị sốt thì cần phải cho bé mặc nhiều áo hoặc trùm kín chăn để toát mồ hôi, từ đó nhiệt độ cơ thể sẽ giảm dần.
Sự thật là hạ sốt theo cách này càng làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, đầu nóng còn chân tay lại lạnh.
Thay vào đó, cần mặc những quần áo bình thường để đảm bảo đủ ấm, không nên bịt kín người mồ hôi khó thoát ra ngoài gây những ảnh hưởng về da.
Chỉ sưởi ấm chứ không tắm
Rất nhiều người có quan niệm rằng trẻ bị sốt thì cần phải thật ấm áp nên chỉ cần sưởi ấm chứ tuyệt đối không được tắm, không được mở cửa sổ và không sử dụng điều hòa.
Tuy nhiên, khi trẻ bị sốt việc đầu tiên cần làm là làm mát. Và cách hiệu quả nhất là tắm cho bé bằng nước ấm. Còn việc sử dụng điều hòa không phải là không được, dùng điều hòa cho trẻ bị sốt còn giúp trẻ thoải mái hơn, giúp hạ thân nhiệt từ từ. Nhớ là kiểm tra nhiệt độ điều hòa thường xuyên để phù hợp với khả năng chịu đựng của trẻ.
Uống thuốc hạ sốt ngay lập tức
Thuốc hạ sốt thường được một số bà mẹ coi là “thần dược” dùng ngay lập tức khi thấy con có biểu hiện sốt cao.
Tuy nhiên, sốt là cơ chế phòng vệ bình thường của cơ thể. Vì thế nếu nhiệt độ cơ thể bé thấp hơn 38,5 độ thì không cần dùng đến thuốc hạ sốt mà dùng các cách hạ sốt thông thường như tắm, còn nếu trên 38,5 thì dùng đến thuốc hạ sốt hoặc đưa con đến cơ sở y tế gần nhất.
Dùng rượu để lau người cho trẻ
Một số gia đình khi thấy con bị sốt thường dùng cồn hoặc rượu lau người nhưng các bác sĩ khuyên rằng không nên vì rượu có thể hạ thân nhiệt cho trẻ nhưng sẽ làm giãn nở các mạch máu, gây tình trạng dị ứng, thậm chí là ngộ độc rượu.
Nếu sử dụng rượu để hạ sốt cho trẻ, cha mẹ nên pha loãng hoặc sử dụng các loại cồn 75% được bán trên thị trường về pha loãng và chỉ cần lau nách, đùi và cổ chứ không lau toàn bộ cơ thể.
0 comments:
Post a Comment