Bong gân là tai biến dễ gặp ở mắt cá chân, bàn chân, khớp gối. Tai nạn này thường xảy ra do ngã hoặc trượt chân, sức nặng cơ thể chuyển hướng đột ngột khiến khớp bị xoắn vặn, dây chằng khớp bị kéo căng ra quá mức. Bong gân là hiện tượng gân ở đầu khớp xương bị bong ra do va đập, đụng chạm, co kéo mạnh gây sưng đau, cử động khớp khó khăn.
Khi bị bong gân, bệnh nhân cảm thấy đau nhói như điện giật ở vùng khớp bị trẹo, sau đó, khớp tê dại không còn biết đau nữa. Khoảng 1 giờ sau, cảm giác đau nhức dần dần trở lại. Nếu nhẹ nhàng lật khớp lại giống như lúc bị chấn thương, người bệnh sẽ thấy đau nhói như điện giật.
Bong gân thường chia ra 3 cấp độ:
- Cấp độ 1: Dây chằng chỉ bị giãn dài một ít, được coi là nhẹ.
- Cấp độ 2: Dây chằng bị rách một phần, dấu hiệu nặng.
- Cấp độ 3: Dây chằng bị đứt hoàn toàn, dấu hiệu rất nặng.
Cách xử lý khi bị bong gân:
Đắp nước đá hoặc nước lạnh ngay sau khi bị chấn thương nếu không có xây xát da. Để khớp bị bong gân nằm yên, kê càng cao càng tốt.
Nếu bong gân độ 1, chỉ cần làm cho hết đau và cho khớp nghỉ ngơi vài ngày là đủ. Nếu bong gân độ 2-3, cần làm cho hết đau, đồng thời giúp dây chằng bị đứt hoặc rách liền lại, nếu không sẽ mang tật suốt đời.
Nếu tai nạn xảy ra trên sân bãi, có thể dùng ethyl clorua xịt vào nơi bong gân để gây tê làm lạnh tại chỗ.Ngoài ra, có thể dùng thuốc giảm đau, tiện nhất là alaxan uống 1-2 viên/lần, 3 lần trong ngày.
Không dùng aspirin vì thuốc này chống ngưng kết tiểu cầu, gây chảy máu.
Nếu là bong gân độ 1, khi đã hết đau, bệnh nhân có thể bắt đầu vận động khớp trở lại. Để điều trị bong gân độ 2-3, phải làm băng bột để bất động khớp trong 4-6 tuần, sau đó tập vận động từ nhẹ đến nặng. Cách điều trị bong gân độ 3 (đặc biệt ở khớp gối, khớp cổ chân đối với người trẻ) là khâu tái tạo dây chằng bị đứt kết hợp với bất động trong 6 tuần.
Để đề phòng bong gân, nên mang bao khớp gối, bao cổ chân trong hoạt động thể thao. Bình thường, nên thực hiện các bài tập làm tăng trương lực các cơ quanh khớp cổ chân, khớp gối.
Cách chữa trị bong gân hiệu quả:
1. Bài thuốc 1:
- Lá ngải cứu khô 40 g (hoặc tươi 100 g), tẩm rượu hoặc giấm thanh, bó vào nơi tổn thương; hoặc đem xào cho nóng lên để còn hơi âm ấm, bó vào nơi tổn thương. Ngày 1 lần.
2. Bài thuốc 2:
- Lá tầm gửi 100 g, lá gấc 30 g, gạch non một ít, giã nát, trộn chung, đắp vào vùng tổn thương. Ngày thay một lần.
0 comments:
Post a Comment