Trẻ nhỏ thường là đối tượng hàng đầu dễ mắc nhiễm các bệnh viêm nhiễm từ bên ngoài tác động vào cơ thể. Do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện như người trưởng thành và rất dễ bị tấn công bởi tác nhân như: Vi khuẩn, virus ....Trong đó điển hình là bệnh viêm amidan và một số bệnh sau vừa ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của trẻ mà các mẹ nên nắm rõ để biết cách phòng tránh cũng như điều trị viêm amidan và các bệnh thường gặp sớm tránh gặp phải những tác hại không mong muốn có thể sảy ra.
Viêm amidan bệnh thường gặp đứng đầu ở trẻ
Viêm amidan căn bệnh phổ biến ở trẻ
Đối với bệnh viêm amidan thường là căn bệnh được nói tới đầu tiên trong những bệnh thường gặp ở trẻ. Đây là bệnh về đường hô hấp kèm theo bệnh viêm họng hay ho có thể sảy ra kèm theo, thường gặp ở trẻ có nhóm tuổi 6 đến 14 tuổi, tổ chức amiđan phì đại nhiều gấp đôi so với người lớn nên trẻ dễ bị viêm amiđan cấp. Nếu không được điều trị và chăm sóc thích hợp, bệnh sẽ tái phát thường xuyên, ảnh hưởng nhiều đến học tập.
Nguyên nhân gây viêm amidan ở trẻ : các nguyên nhân chính xác định là do virus và vi khuẩn, hay nấm gây ra. Đối với Bệnh xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột hay do môi trường bị ô nhiễm bởi bụi, khói, thuốc lá. Viêm amiđan hay gặp hơn ở trẻ có sức đề kháng kém hoặc có ổ viêm nhiễm ở họng như sâu răng, viêm lợi, viêm xoang. Nếu được điều trị thích hợp, trẻ sẽ khỏi bệnh sau 1 tuần. Nhiều trường hợp viêm amiđan do vi trùng không được chữa trị viêm amidan đúng đã gây những biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận cấp, viêm khớp, thấp tim.
Các triệu chứng viêm amidan: Khi bị viêm amiđan, xuất hiện ở trẻ thì thường có triệu chứng viêm amidan điển hình như: đột ngột sốt cao, mệt mỏi, đau họng khi nuốt, hơi thở hôi. Hạch cổ thường sưng đau. Do bị đau họng nên trẻ chán ăn. Nếu viêm nhiễm lan xuống dưới, trẻ sẽ ho đờm. Khi trẻ há to miệng sẽ thấy 2 amiđan sưng to, đỏ, có chấm mủ trắng.
Cách xử lý và phòng tránh viêm amidan ở trẻ :
Khi bị viêm amiđan, cần đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế. Cách chăm sóc tại nhà là giữ ấm, hướng dẫn trẻ súc họng bằng nước muối loãng. Dùng thuốc hạ sốt đến khi trẻ hết sốt. Uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Phòng tránh bị viêm amiđan bằng cách: Giữ cho trẻ không bị lạnh đột ngột, tránh tiếp xúc khói bụi, khói thuốc lá, không khí lạnh; khuyến khích trẻ tập thể dục, ăn uống đầy đủ để tăng cường sức đề kháng cơ thể; điều trị sớm các bệnh vùng mũi họng như sâu răng, viêm họng, viêm xoang.
0 comments:
Post a Comment